Cách chuẩn bị mâm cúng Ông Bà ngày 30 Tết đủ nghi lễ nhất

Ngày : 13/02/2018
THANTUONG - Mâm cơm tất niên cúng ông bà là một phong tục truyền thống được tiến hành trước lễ giao thừa. Chuẩn bị mâm cơm này như thế nào?

Mâm cỗ đủ đầy cũng thể hiện lòng thành của con cháu tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên trong gia đình, cầu năm cũ qua đi năm mới đến trong an lành và may mắn.

Cúng Tất Niên là một lễ truyền thống được tiến hành vào chiều và tối 30 Tết, trước lễ cúng giao thừa. Mâm cơm cúng tất niên không cần quá cầu kỳ, chủ yếu thể hiện được tấm lòng của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh đã phù hộ gia đình trong năm qua. Vậy, chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào cho đúng?

Bữa cơm tất niên ngày cuối năm được làm thịnh soạn hơn ngày thường. Một mâm cỗ tất niên đơn giản, đầy đủ thường có hương hoa, vàng mã, nến, trầu cau, rượu, bánh chưng và cỗ mặn với các món ăn đặc trưng của ngày Tết.

Mâm lễ cúng tất niên thường gồm: Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét)... Cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm.

Hiện nay, mâm cơm cúng tất niên ở miền Bắc thường là 4 bát, 4 đĩa; cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa. 4 bát, 4 đĩa gồm: bát giò heo hầm măng lưỡi lợn, bát bóng thả, bát miến, bát mọc; 4 đĩa gồm: đĩa thịt gà, đĩa thịt heo, đĩa giò lụa, đĩa chả quế.

Mâm cơm tất niên miền Trung hay có bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua…

Hiện nay, mâm cơm cúng tất niên ở miền Bắc thường là 4 bát, 4 đĩa; cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa. 4 bát, 4 đĩa gồm: bát giò heo hầm măng lưỡi lợn, bát bóng thả, bát miến, bát mọc; 4 đĩa gồm: đĩa thịt gà, đĩa thịt heo, đĩa giò lụa, đĩa chả quế.

Mâm cơm tất niên miền Trung hay có bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua…

Mâm ngũ quả cúng gia tiên nên chọn các loại hoa quả thông dụng, đẹp mắt và phải là hoa quả vừa đủ chín có thể ăn được.

Hoa quả xanh, hoa quả giả (bằng nhựa) bạn không được dùng cúng gia tiên. Đĩa/mâm ngũ quả không đặt trước chính giữa bát hương, nên để ở hai bên.

Hoa bày trên bàn thờ cũng cần phải hoa tươi chứ không dùng hoa giả, hoa nhựa.

Bữa cơm tất niên làm thịnh soạn hơn ngày thường. Trong bữa cơm tất niên, tất cả mọi thành viên trong gia đình đều phải có mặt đông đủ, nói nhiều chuyện vui vẻ đã qua, động viên nhau cố gắng, tạo nên một không khí gia đình đầm ấm trong những ngày se se lạnh.

Mâm cúng giao thừa trong nhà

Cúng giao thừa trong nhà chính là cúng tổ tiên ông bà, cầu xin tổ tiên phù hộ cho gia đình mạnh khỏe, những việc làm trong năm mới được suôn sẻ và gặp nhiều may mắn. Lễ vật cúng giao thừa trong nhà cũng tương tự như mâm cỗ ở ngoài trời.

Đối với cúng mặn: Ngũ quả, vàng mã, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (bánh tét), các món ăn mặn gồm thịt gà, bánh chưng, xôi, chân giò hầm măng, canh bóng thả, miến, thịt lợn, giò lụa.Tùy theo điều kiện mỗi nhà mà có thể bày mâm cỗ thêm đầy đủ và màu sắc. Có nhiều gia đình còn cúng thêm thịt đông, giò thủ, cá kho riềng, nộm su hào…

Đối với cúng chay: Các lễ vật đều giống như cúng mặn nhưng thay vì các món mặn thì đổi lại thành những món chay.

Khi cúng Giao thừa trong nhà, các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin được các cụ phù hộ độ trì trong nhà mới, cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt. 

Trước khi khấn Tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết. 

:
Xem thêm
Về đầu trang