Tại sao Nhạc sĩ Bảo Chấn đồng ý cho Hải Yến thực hiện album toàn nhạc của mình?

Ngày : 27/11/2018
THANTUONG - Nhạc sĩ Bảo Chấn và ca sĩ Hải Yến vừa có cuộc họp báo ra mắt album chung, và trả lời báo giới về cuộc sống cũng như nội dung liên quan đến vol.4 của Hải Yến.

Tại sao Nhạc sĩ Bảo Chấn lại đồng ý để ca sĩ trẻ như Nguyễn Hải Yến thực hiện trọn vẹn 1 album toàn nhạc của mình?

– NS Bảo Chấn: Thật ra thì xưa giờ tôi có bất đồng ý kiến với ai đâu, tức là tôi cũng nào đâu có từ chối người nào hết. Yến thì đặc biệt hơn, bởi vì trước khi Yến ngỏ ý thực hiện album này thì tôi đã từng được Yến hát nhiều rồi, tôi rất thích và cũng cố niềm tin sẽ hát được bài mình có khi lại “bốc” thêm 1 lần nữa không biết chừng. Điều đó chủ quan tôi nói rằng tôi nghĩ đúng.

Có thể nói sau sự cố, biến cố trong cuộc đời thì gần 20 năm nay, chú gần như rút lui khỏi âm nhạc. Đối với nhiều người, trong giới luôn thì đó là sự mất mát trong âm nhạc nói chung và âm nhạc Sài Gòn, miền Nam nói riêng, vì chú vẫn luôn được đánh giá là một trong những người làm nhạc hòa âm rất giỏi của SG, chưa kể là phần sáng tác. Trong gần 20 năm mình có thể coi sản phẩm lần này, mặc dù là sản phẩm của Hải Yến, xuất phát từ Yến, nhưng có thể coi là sự trở lại của chân dung khá đầy đặn của Nhạc sĩ Bảo Chấn với âm nhạc. Vậy sau album này, nó có thể là hứng khởi, động lực và cảm xúc để chú quay lại với âm nhạc?

– NS BẢO CHẤN: Thật ra nói như thế này cho nó chính xác, tôi rời bỏ hẳn âm nhạc vào năm 2009 là năm tôi mất đi thằng em, nhạc sĩ Bảo Phúc. Đó là nhát dao, cái sụp đổ lớn nhất, phải nói rõ để các bạn hiểu được Bảo Phúc với tôi ngoài tình huyết thống còn là tình đồng nghiệp. Suốt một thời gian nó học trường nhạc, lúc tôi ra trường rồi, tôi là người hướng dẫn cho nó năm đầu tiên cho tới năm tốt nghiệp thi đủ các môn. Hai đứa chia sẻ nhau đủ thứ, ví dụ như viết nhạc phim tôi biết gì tôi chỉ nó, nó biết cái gì nó truyền đạt lại cho mình, thành ra là ngoài huyết thống là tình đồng nghiệp sâu sắc.

Hai anh em tôi cùng làm chung với nhau trên một cái hoạt động phòng trà, dancing 8 năm. Như thế thì cái hòa âm hay nó không quan trọng bằng kết nối giữa các nhạc công với nhau, như những nhóm nhạc trên thế giới chẳng hạn, họ chơi với nhau người ta gọi là hòa âm trên đàn, nên thành ra những người đó không phải là hòa âm chuẩn đâu, nhưng cái sự hiểu ý nhau trong âm nhạc khiến cho ban nhạc đó nổi tiếng đó là sự kết hợp với nhau lâu năm. Điều đó nó biến thành một cái mẫu mực.

Ví dụ như khi xưa tôi dẫn ban nhạc đi diễn, trước khi chuyển bài hát, họ không biết bài gì tiếp theo nhưng họ chỉ nhìn 1 vài ngón đàn của tôi ở cuối bản thứ 1 là họ biết tôi sẽ qua bài gì, nhất là điệu kinh điển như tango, van,… nhuần nhuyễn đến mức mà thời đó bọn tôi nổi tiếng là ban nhạc hòa tấu hơn là phố khí. Như vậy thì thằng Phúc gắn bó với tôi 8 năm, nó hiểu ý tôi, nó biết tôi sắp chơi bài gì, nó thọc mấy tiếng là tôi biết nó sắp đanh gì, thành ra bạn biết là cái sự kết hợp đó nó trở thành giống như máu mủ.

Cho nên, trước đó tôi đã bị những nhát dao đời chuyện đó bình thường, nhưng khi nó (nhạc sĩ Bảo Phúc) mất đi tôi hoàn toàn sụp đổ và tôi không còn gì tới việc phải nối tiếp cái nghiệp này nữa. Và khi không còn Bảo Phúc là tôi bỏ luôn, bỏ hẳn luôn, tại nó không còn hứng thú, không còn động lực nữa. Lâu lâu hồi thằng Phúc nó viết “Những nẻo đường phù sa”, nó viết cái gì nó cũng đều tới tui “nè nè! Tôi viết cái này nè!”, nhưng giờ tôi không còn cái thằng để mình chia sẻ với nhau nữa thì còn cái gì đâu, cho nên tôi buông bỏ không phải là gì mà nó mất đi một tri kỷ.

Bạn biết nỗi mất mát tri kỷ nó đau lắm, ruột thịt, đồng nghiệp, tôi bị hẫng luôn, tôi bỏ luôn. Tất nhiên, trong khoảng thời gian đó cho tới bây giờ là mười mấy, hai chục năm tôi vẫn viết này viết nọ viết kia, nhưng toàn là để dành, viết mà không có ý định phổ biến. Nhưng mà tôi nghĩ là những bài tôi viết về sau này giọng điệu nó cũng khác thời xưa rồi, không chắc là nó còn sức hấp dẫn như hồi xưa hay không, tôi không thể dám chắc được.

Trong đó, phân nửa những bài hát mới đều là có hình bóng của thằng em mình, tất nhiên mình viết thương nhớ em thì bố ai ta nghe, nên biến em mình thành người yêu vậy! Đại khái là tôi bị một cái sụp đổ là từ người em ruột, tới giờ này vẫn chưa có thể quên được. Vẫn còn nằm mơ thấy nó đấy các bạn!

Tại sao Hải Yến chọn toàn nhạc của nhạc sĩ Bảo Chấn để ra riêng album Vol.4 không như album Làn Sóng Xanh như năm ngoái?

– CS Hải Yến: Phải nói rằng Hải Yến đã có can đảm làm album Top Hits 90 -2000 Làn Sóng Xanh, sang tới vol.4, Yến muốn tìm sự mới mẻ và khác biệt so với Vol.3 là điều đầu tiên. Lý do thứ 2 là làm sao mình làm sống lại những mong muốn, chứ không phải làm sống lại những ca khúc cũ, làm cho quý khán giả, thính giả bây giờ cái cảm xúc cũ, những bạn ở lứa tuổi 7x, 8x và đầu 9x, khi họ nghe lại những ca khúc này họ còn những xúc cảm cho nó, điều đấy quan trọng lắm, nên Yến chọn chú Bảo Chấn.

Âm nhạc của Bảo Chấn, không phải Yến muốn dành lời có cánh cho chú, mà từ tấm chân tình ngay từ lúc đầu đến xin gặp chú Chân, Yến đã vô cùng chân tình. Và Yến nghĩ rằng chú Chấn cảm nhận được điều đấy và chú ủng hộ và hộ trợ cho Hải Yến rất nhiều, không phải bằng điều gì quá to tát cả mà chú Chấn đến gặp Hải Yến bằng ly cà phê, hai chú cháu nói chuyện với nhau như 2 người nghệ sĩ. Chú bắt đầu kể những lần đi diễn nước ngoài, những câu chuyện viết bài này như thế nào, có những câu chuyện nó làm cho Hải Yến hứng thú và thêm thật nhiều, thật nhiều những xúc cảm để làm tốt cái album này. Và Abum Bảo Chấn nó cũng là một tâm huyết suy nghĩ khi Yến gặp lại chú Chấn, trước đây Yến đã gặp chú Chấn 1 lần trong “Những Bài Hát Còn Xanh”.

Nhưng khi Yến gặp lại lần sau này thì thấy chú già đi so với lần trước, và trong đầu Yến trôi qua một suy nghĩ: “Tại sao mình không làm nhạc của Bảo Chấn khi chú Bảo Chấn vẫn còn đang ở đây?”. Tự dưng lúc đó Yến nghĩ đến điều đấy, nó trôi qua trong đầu của mình những xúc cảm và thúc giục Yến phải làm việc này nó trân trọng, đầy đặn cảm xúc hơn.

Và thực sự nếu đến với một nhạc sĩ gạo cội mà gặp nhiều khó khăn quá thì cuộc đời của người nghệ sĩ như Yến sẽ dễ nản. Đi xin bản quyền tác quyền, mà ví dụ nhạc sĩ khó 1 cái là đã không dám mở lời rồi, đấy là sự nhút nhát của nghệ sĩ trẻ nói chung bây giờ, không chỉ bản thân Hải Yến. Nhưng lần đầu tiên khi Yến mới gặp chú Chấn là 1 cái quần short, 1 cái thun chạy 1 chiếc xe Honda, trò chuyện đơn giản, dân giã rất đời thường, gần gũi. Điều đó làm Yến có động lực lắm, âm nhạc cũng như con người của chú rất gần gủi.

– NS Bảo Chấn tiếp lời: Thật ra con người của tôi không thể khác được, cái mẫu người của Bảo Chấn từ nhỏ tới lớn nó đã là vậy rồi. Giống như chú đã từng chia sẻ, các tác phẩm của Bảo Chấn như những cái cây, trồng 1 cây xoài chẳng hạn nó có trái, xong rồi con đóng cổng lại không cho ai vô, thì còn ý nghĩa gì nữa. Chú thích hái xuống chia nhau trong xóm cùng ăn, người ăn trái này ngọt người trái này chua cái đó nó thú vị hơn là tự dưng anh trồng đã đời 1 cây rồi anh hái nó xuống, đứa nào đi vô anh “hey, đi ra!” điều đó coi bộ không ổn. Một cái tác phẩm của mình nó phải cần bay xa, nó có sức lan tỏa. Tất nhiên là nó phải nghe cho được cái đã, giống mình trồng cây phải cho mọi người ăn, dấu diếm làm gì. Từ xưa giờ chú là vậy rồi.

Cái thời xưa chú giấu tác phẩm đó là thời còn học trong trường, viết xong là giấu tại đưa mấy ông thầy là mấy ổng mắng ác ôn lắm: “Viết gì kỳ vây?, đây là nhạc radio!” thành thử mình ngại thôi, nhưng khi đã thành tác phẩm rồi thì chú thích, chú đâu cần phải bán nó ra để lấy tiền, chú chưa bao giờ kiếm thu nhập bằng cái tác quyền, điều đó không có nghĩa là chú công kích mấy người khác, mỗi người ta có cái hạnh phúc riêng chứ, chú thì ai hát bài chú là chú khoái, hát hay hát dở chú cũng khoái hết không sao.

Có nhiều người hỏi cô Yến hôm nay cô hát như thế, những bài mà các diva đời trước người ta hát đã hay như thế rồi thì có so sánh gì không? Tôi nói thật là không thể so sánh được, không nên so sánh và không thể so sánh được. Bởi vì, làm sao những nhân vật của thời đó, các thời đại không có gì gặp nhau được, không có mix cái gì được vào nhau đâu để so sánh. Ngay bên Châu Âu, bên Mỹ nó có phong trào mới là hát nhạc cũ “old styles” bây giờ họ hát lại nhạc đó, họ phối âm khác, họ hát khác. Mỗi thời đại nó có cách khác, chú thích vì bây giờ có những người mới hát lại bài của mình theo một cách khác, cái đó có khi chú làm không được vì nó đã qua thời của chú rồi nhưng nghe vẫn khoái, đại khái là chú muốn cám ơn Hải Yến và biên tập Huỳnh Quốc Huy cái chỗ đó.

Xét ra toàn bộ album của nhạc sĩ Bảo Chấn đều đã từng xuất hiện trong Top Làn Sóng Xanh, vậy eekip lần này có giống như lần trước, là những bạn trẻ thực hiện như Vol.3?

– CS Hải Yến: Cũng là những bạn trẻ đấy, tại sao ư? Vì chúng tôi đã có sự hòa nhập tin tưởng nhau, hiểu nhau trong cách làm việc, đã giải phóng nhau ngay từ những phút đầu khó khăn nhất thì nó đã đi qua rồi, thì không có lý do gì mà không tiếp tục cả.

Có thể là một trong những người hòa âm phối khí khác, bởi vol.4 lần này được thực hiện bởi nhiều nhạc sĩ hòa âm phối khí khác nhau, tuy nhiên cái quan trọng nhất là ý tưởng đồng bộ với nhau ngay từ những phút đầu tiên lên ý tưởng và sản xuất.

– Biên tập Âm nhạc Huỳnh Quốc Huy: Những lần không có Hải Yến, Huy có dịp được ngồi lại với chú Bảo Chấn và chỉ để nghe chú nói về những bài hát trong album và học hỏi thêm: “Chú nghĩ bài này làm thế nào hay nhất? câu chuyện bài hát này như thế nào? Chuyện ban sơ hay lý do mà chú viết nên tác phẩm,.. hình thành được trong đầu Huy phải làm gì để giữ được cảm xúc cũ đó mà mình vẫn đưa vào chút mới mẻ của thời đại bây giờ để vừa anh chị lớn, cô chú có thể nghe được và các bạn trẻ vẫn có thể tiếp cận được.

Có thấy Hải Yến đăng hình ảnh 1 tập nhạc Bảo Chấn có bút ký sử dụng, vậy trong đó có bao nhiêu bài, 9 bài trong album hay nhiều bài nữa?

– CS Hải Yến: Tập nhạc đó được chú Chấn ghi bên ngoài “Bản sử dụng dành cho Hải Yến”, như chú Chấn đã từng chia sẻ, chú không bao giờ là người giữ cái gì riêng làm của mình. Yến nghĩ rằng mình may mắn hơn những bạn nghệ sĩ khác là có được chữ ký và tuyển tập chú in ra dành cho mình thôi, chứ các ca khúc trong đó chú dành cho tất cả các bạn khác sử dụng không chỉ riêng Hải Yến đâu. Yến chỉ may mắn là gặp và xin được chữ ký của chú và chú chủ động tặng cho mình. Còn việc được sử dụng bao nhiêu bài thì phải để chú Chấn trả lời!

– NS Bảo Chấn: Nói chung là cứ sử dụng hết càng nhiều càng tốt.

– CS Hải Yến: Trong tuyển tập có những bài mà nó chưa đến rộng với các khán giả đâu, Yến sẽ để dành khai thác trong những album sau bởi vì âm nhạc mà, một album không thể chuyển tải hết được 5 – 60 bài hát của chú được, chúng ta phải sử dụng nó một cách dần dần.

Bữa trước Yến có post lên Facebook: “Trời ơi! Không biết đến khi nào tôi mới dùng hết những bài hát trong album này đây!” Nhân đây Yến cũng xin chia sẻ, hy vọng không chỉ riêng Hải Yến mà những bạn nghệ sĩ trẻ, ca sĩ trẻ khác nếu có mong muốn sử dụng lại những ca khúc của chú Bảo Chấn thì chú luôn sẵn lòng cho việc đó. Hy vọng các bạn sẽ cùng chung tay với Hải Yến để giúp những ca khúc cũ nó luôn sống lại với thời gian vô cùng đẹp của âm nhạc Việt Nam.

Tại sao Yến lại không chọn những bài trong trẻo nhẹ nhàng, để giúp cho cuộc sống của chúng ta trẻ nên trong trẻo nhẹ nhàng hơn?

– CS HY: Vẫn có nhiều những câu hỏi như vậy, nên trong album lần này, cái ca khúc “Cho anh ngủ trong trái tim em”, “Giấc mơ tuyệt vời”, “Một ngày mùa đông” nó đã được phối với một bản phối mới, nó sẽ giúp cho cuộc sống của chúng ta tươi mới hơn.

Yến nhận ra rất rõ việc nghệ sĩ hát live và hát đĩa nó khác xa nhau rất nhiều, khi Yến vào phòng thu luôn luôn nghĩ đến câu chuyện làm sao mình hát đĩa nhẹ nhàng đơn giản nhất mà người nghe, khán giả của mình nghe từ đầu đến cuối không bị mệt. Mỗi lần đi thu âm Yến đều nghĩ đến việc này, còn khi hát live đã phần đứng trên sân khấu chúng ta đều máu lửa hơn ở trong đĩa nhạc rất nhiều. Hy vọng sau khi mọi người cầm trên tay album vol.4 này thì mọi người sẽ về nghe và xin những góp ý để Yến làm tốt hơn ở những album vol.5 – 6 nữa, và không có điều gì hạnh phúc như việc mỗi ngày chúng ta được thêm những người yêu mến ta.

Nhạc sĩ Bảo Chấn có rất nhiều những ca khúc hay, nhưng về album vol 4 lần này, thì ca sĩ Nguyễn Hải Yến là người chọn bài hát trước hay chú có những gợi ý, đề nghị nào đó để Hải Yến thục hiện album?

– NS Bảo Chấn: Nhân chuyện ở phòng thu và việc hát trên sân khấu, tôi sẽ kể các bạn nghe một câu chuyện. Thời của tụi tui nó tội nghiệp và nó dễ thương lắm, NSND không được như mấy cháu bây giờ đâu! Mấy cháu giờ là xiêm y lụa là các cái, hồi xưa các cô ấy khổ lắm, gần đi hát mới chạy vô đoàn là cái áo dài, hồi đó là cái bàn ủi mà có con gà ở trên đầu, bỏ than vô. Thi thoảng cũng bị cháy hoài, chú cũng từng bị cháy mấy cái quần.

Quay lại câu hỏi của bạn nè, chú đâu có dại thế mà can thiệp vào nội dung biên tập các ca khúc. Bảo Chấn chỉ là đưa ra những lời góp ý cho các bài hát và kế lại những câu chuyện và tinh thần bài hát thôi. Ví dụ như “cho anh ngủ trong trái tim em” Anh Thúy hát và theo techno, khi nghe là không biết làm thế nào khiến bản phối nhẹ nhàng hơn, trong trẻo hơn.

– Hải Yến tiếp lời: Làm sao trong một album điều quan trọng nhất là những bài hát có thể kết nối với nhau bằng mắt xích để các bài hát mạch lạc, không đi chệch ra khỏi mắt xích đó, thì ca khúc “Cho anh ngủ trong trái tim em” là bài Hải Yến lo lắng nhất, chú đã cho Yến lời tư vấn. Bên cạnh đó, có những bản nhạc khác mà chú Chấn lúc gặp Yến đã nói rằng: “Chú đã nghe Vol.3 của cháu rồi! hơi nhát!”, điều đó có nghĩa là nên có một số những bản phối mà nó khác hoàn toàn, thậm chí mình có thể nhận những lời không thích nhưng mình vẫn phải làm, ví dụ như album lần này có bài “Biết em còn chút dỗi hờn” được Huy làm chillound và 1 bản là “Chiếc lá vô tình” làm jazz-blue, có thể 2 bài này trong album mọi người ít thích, nhưng nó không quan trọng bằng việc nó mang lại hơi thở mới, không quan trọng bằng việc trong cả 1 album mình nghe mình thấy “ớ! Nó có một cái gì đó dễ chịu!”.

Tất nhiên, Yến không bắt tất cả mọi người nghe và cảm nhận bài hát giống minh, Yến là người thực hiện, người hát, và khi nghe lại bản master hoàn hình thì những hát đó lại là những bài Yến thích nhất.

– Nhạc sĩ Bảo Chấn: Đúng rồi! Thường là vậy đó, trong toàn bộ những cái sáng tác của tôi, những bản nào tôi ưa nhất thì thi thoảng không ai ưa hết! Kì lạ vậy! Ví dụ như bài mà tôi say đắm, tôi thích lắm như “Về với anh” thì không ai thích. Hay như một bài về mưa nữa, thú thật là tôi có khiếu là không nhớ tên bài, nhưng bài đó sở dĩ tôi thích vì nó viết theo chuyện rất vui, chuyện thiệc. Bài đó viết về những năm đầu mới giải phóng, mới thống nhất đất nước mà chú nào, chị nào đi làm cơ quan nhà nước oai vô cùng, sung sướng vô cùng, oai lắm. Hồi đó nhà tôi ở đường Nguyễn Kim, ở ngoài có mấy trạm, hồi đó xe buýt chưa nhiều, hiếm lắm mà chỉ có xe công nhân như dệt Phong Phú,… hồi đó xe buýt tồi tàn, xe Liên Xô, xe Hải Âu, nó chạy tới đổ một cái công nhân lên xe buýt về Thủ Đức làm, chứ hồi đó đâu ai đạp xe đạp đi được.

Hồi đó, tui để ý có một cô dễ thương lắm! hồi tụi tui mới ngoài 20 mà, nhà cổ ở trong cái hẻm, dù nhà tôi bên đường Nguyễn Kim rộng không đi, khoái đi vào cái hẻm nhà cô đó chật ních à. Căn giờ cổ đi làm, mình cũng làm bộ mình đi làm, đi ra cái là 2 người đi cùng giờ mà phải trườn người ra ép sát vào nhau mới len qua được, mà đường mình to mình không đi, đi cái hẻm đó mới vui. Thí dụ giống như mình muốn đi ngang qua cổ, 2 người sẽ ôm nhau xoay cái cổ đi đằng này, mình đi đằng này, mà kiếm chuyện hoài. Có một bữa, trời mưa, đi trễ và đi ra thấy cổ đứng ở bến chờ xe Phong Phú với cái dù, cô thấy mình bị ướt cô lấy dù che cho mình, lúc đó mừng gần chết. Che được mấy phút, không thấy xe buýt tới, thấy có cái xe Honda đi tới, và có cái thằng quỷ nào tới, thành thử tôi mới viết cái bài đó.

 “Và cơn mưa tới” nằm trong album vol.4 đã từng được Hải Yến thể hiện trước đó trong cuộc thi “Sao mai điểm hẹn” thì không biết cảm xúc của thời điểm đó và bây giờ khác nhau gì không?

– CS Hải Yến: Khác hẳn nhau, cái thời điểm đó Yến là thí sinh tham gia chung kết của Sao Mai Điểm Hẹn, nhưng phải nói cái lửa của Hải Yến trên sân khấu quá nhiều nó giết chết ca khúc. Tại sao giờ phút này Yến nói như vậy, vì đôi khi những tiết chế, những phần nó dành cho cảm xúc thì mình không chuyển tải được, mình bắt người ta đưa ra món ăn, bữa tiệc toàn thịt, toàn những thứ to tát quá, những thứ đầy quá. Thì đấy là Hải Yến của 10 năm trước, rất đầy. Nhưng bây giờ Yến hy vọng khán giả nghe được ca khúc này, sẽ hài lòng với bản thu, với cảm xúc của một người phụ nữ, một người đã làm vợ, làm mẹ và cảm xúc của 1 người nghệ sĩ trong 10 năm đi hát nó đong đầy trong Hải Yến.

Dần dần những album tiếp theo, Yến mong rằng xúc của của nghệ sĩ trong mình nó không vơi đi mà nó chỉ thay đổi, bởi vì chúng ta ngày hôm nay sáng vui, chiều buồn, trưa hắt hiu 1 tí không biết làm sao. Bản thân người nghệ sĩ cũng vậy, có những bản thu cách đây mấy tháng, khi nghe lại không đỡ được: “Ơ sao mấy tháng trước mình hát như này nhờ!”. Nhưng Yến để nguyên không sửa chút gì, đấy chính là xúc cảm của thời điểm ấy.

Hải Yến có nói thêm một khán giả càng thêm mừng! Vậy trong album này mọi ngươi hay nói là “quãng thanh xuân của tôi” những năm 90 – 2000 trong album, thấy cái tựa là thấy Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Lệ, Lam Trường,… Yến nghĩ mình sẽ thu gom những “tai nghe” của các khán giả thời đó không bời vì những ngôi sao này, đã rất lâu họ không hát những bài này nữa, người ta không thu, không diễn bài này nữa?

– CS Hải Yến: Hải Yến nghĩ là có bởi vì tại sao, khi em thực hiện những tour diễn quảng bá album vol.3 rất đông những anh chị sinh năm 7 mấy 80 mua vè, mà Yến hoàn toàn chưa hề biết bao giờ và sắp tới đây 9/12 tại Hà Nội khi Yến bắt đầu lên poster có nhiều anh chị mua đĩa và đặt chỗ đến để nghe Yến hát. Thật sự Yến phải đội ơn Tổ, đội ơn khán giả rất nhiều, vì sau khi ra vol.3 xong show Yến đã có rất nhiều là một, Yến bán vé được phòng trà rất nhiều. Quan trọng hơn nữa, những anh chị đối tượng khán giả Yến muốn nhắm tới chính là những anh chị 7X, 8X mọi người biết đến Hải Yến rất nhiều và cảm nhận của Yến là họ không có sự so sánh, bởi theo Yến mọi sự so sánh ở đây nó đều là khập khiễng.

Như chú Bảo Chấn có nói, mỗi con người chúng ta đã có những mạch cảm xúc khác nhau tại sao bắt người khác phải có xúc cảm như mình nên Yến không mong muốn có sự so sánh, mà Yến chỉ mong muốn được rằng, nếu mỗi một bài hát đến được tai của bất cứ người khán giả nào mà họ yêu thích nó thì Yến đều cảm thấy hạnh phúc bởi vì chắc chắn rằng mình có thêm 1 người yêu mến mình, điều đấy mới là quan trọng. Và em thấy tuyệt vời hơn khi có những bạn trẻ từ chín mấy sau khi Yến ra mắt album hỏi “chị ơi bài này tên gì thế? Chị ơi bài này hay thế, em tìm ở đâu?” cái đấy là hạnh phúc hơn hết.

Như nhiều người nói là giờ này đi in ấn album lỗ chắc, nhưng thú thật vol.3, Yến không lỗ tí nào luôn, vẫn bán đĩa bình thường và ở vol.4 bán độc quyền, và Yến bán đĩa ra cũng không miễn phí, khán giả họ hạnh phúc và vui vẻ trả thêm một khoản là mua đĩa và Hải Yến chỉ việc phải ký tặng miễn phí thôi.

Hơn ai hết Hải Yến mừng khi những năm gần đây không chỉ riêng mình mà nhiều nghệ sĩ khác phát hành CD, ra sản phẩm được in ấn và những cái đĩa đó được bán chạy. Yến mừng cho cả một thế hệ âm nhạc, mừng lắm như những bạn trẻ khác mạnh về online, nhãn hàng vậy nghệ sĩ già và những người như từ 10 năm trước giống như Hải Yến thì chết đói sao! Không chúng tôi vẫn sống bằng nghề, Hải Yến cảm thấy hạnh phúc khi giờ phút này trong 10 năm làm nghề Yến vẫn đang sống được với nghề, kiếm tiền được bằng nghề, không làm thêm nghề khác.

:
Xem thêm
Về đầu trang